Chào mừng đến với thế giới của ánh sáng!

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐÈN CHÙM THỦY TINH VÀ ĐÈN CHÙM PHA LÊ

Tìm hiểu về pha lê
Thực chất, pha lê cũng gần giống với thủy tinh nhưng cấu tạo tinh thể khác. Pha lê là một dạng thủy tinh có thêm thành phần chì bên trong cấu tạo. Nó là silicat kali có thêm một lượng oxit chì II hoặc có thể là oxit bari. Khác với thủy tinh đơn thuần, khi chế tác pha lê, trong quá trình đun chảy thủy tinh người ta sẽ thêm vào một hàm lượng oxit chì. Điều này giúp cho thủy tinh có chiết suất cao hơn, độ tán sắc cao hơn và làm cho nó lấp lánh hơn. Đó chính là pha lê. Pha lê là thủy tinh chứa oxit chì nên nó mềm hơn và dễ cắt hơn.

Thông thường lượng oxit chì chứa trong pha thường là từ 12-28% tuy nhiên hàm lượng này cũng có thể lên đến 33%. Hàm lượng khác nhau sẽ cho những loại pha lê có độ lấp lánh khác nhau. Oxit bari khi được thêm vào trong quá trình chế tạo pha lê giúp tăng chiết suất thủy tinh. Người ta chia pha lê thành 4 loại dựa vào hàm lượng oxit chì khác nhau (5%, 14%, 24%, 31,16%). Mỗi loại có ứng dụng vào đời sống khác nhau ví dụ loại 14% oxit chì thì dùng chế tác hạt đèn chùm, loại cao cấp nhất là 31,16% thì dùng để làm lọ hoa, ly, ấm... Tuy nhiên, chúng ta đều biết chì là chất hóa học có hại cho sức khỏe con người. Vì thế không nên sử dụng những sản phẩm có hàm lượng chì quá cao dù cho chúng rất long lanh và bắt mắt.

Khi lựa chọn pha lê, nhiều khách hàng thường nhầm lẫn cho rằng pha lê càng mỏng càng đẹp và xịn. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm vì những sản phẩm có độ dày cao, có nhiều rãnh sâu mới là pha lê chất lượng, khi ra ngoài ánh sáng mới cho chúng ta những tia sáng lấp lánh. Độ dày hay mỏng của pha lê chỉ là sự mài mỏng của công nghệ chế tạo phụ thuộc vào mục đích sử dụng chứ không liên quan gì đến chất lượng của pha lê như nhiều người lầm tưởng.

Phân biệt pha lê và thủy tinh
Trọng lượng: Thủy tinh nhẹ hơn pha lê rất nhiều. Bằng cảm giác khi cầm nắm bạn có thể cảm nhận được điều này.

Ánh sáng tạo ra: Ánh sáng khi chiếu qua pha lê sẽ được khúc xạ qua những mặt rãnh tạo lên ánh sáng nhiều màu sắc. Còn ánh sáng chiếu qua thủy tinh không có độ lung linh như thế. Đặc biệt với những thủy tinh mỏng thì ánh sáng có thể xuyên qua đó.
đèn chùm thả pha lê phòng khách
Âm thanh: Khi gõ vào thủy tinh không có độ vang còn khi làm điều này với pha lê sẽ cho âm thanh thanh và vang

Lựa chọn và bảo quản đèn chùm pha lê
Khi lựa chọn đèn chùm pha lê bạn nên dựa vào những yếu tố trên để đánh giá chất lượng của đèn chùm, tránh mua nhầm sang đèn chùm thủy tinh. Nên cầm sản phẩm lên để đánh giá độ nặng của pha lê, nếu nhẹ thì là thủy tinh. Có thể đưa viên pha lê tiếp xúc với ánh sáng của bóng đèn tròn hoặc ánh sáng tự nhiên để xem độ lấp lánh của sản phẩm.

Để bảo quản đèn chùm pha lê, bạn chỉ cần sử dụng nước ấm và xà phòng lau rửa nhẹ nhàng, không dùng những vật sắc nhọn để đánh rửa pha lê vì sẽ gây xước bề mặt làm pha lê mất độ trơn bóng. Nếu pha lê có dính vết khó tẩy rửa thì sử dụng chanh hoặc giấm để tẩy sau đó lau lại bằng xà phòng.
đèn chùm pha lê cao cấp
Nên bảo quản và lau chùi đèn chùm pha lê thường xuyên để luôn giữ độ sáng cho pha lê